WE ARE THE ONE
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this month
No user

Top posting users this week
No user

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Nhà Văn NAM CAO
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSat May 18, 2013 9:56 pm by Kim Lucifer

» Một số đền văn nghị luận
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Mar 10, 2013 9:03 am by Kim Lucifer

» Bài làm văn số 6 lớp 7
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Mar 10, 2013 8:42 am by Kim Lucifer

» 10 ĐIỀU CON TRAI MUỐN CON GÁI HIỂU
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Mar 10, 2013 8:35 am by Kim Lucifer

»  Ưu khuyết của từng cung hoàng đạo:
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Mar 10, 2013 8:29 am by Kim Lucifer

» Bài tập làm văn số 5 - Lớp 7
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Nov 18, 2012 4:44 am by Kim Lucifer

» bài viết số 6 đề 4 ngữ văn lớp 7
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Nov 18, 2012 4:39 am by Kim Lucifer

» Bài viết số 5 đề 4 lớp 7
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Nov 18, 2012 4:36 am by Kim Lucifer

» THCSLL 7C8 FAMILY x 20/11 niên khóa 2011-2015
Một số đền văn nghị luận Icon_minitimeSun Nov 18, 2012 4:31 am by Kim Lucifer

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


Một số đền văn nghị luận

Go down

Một số đền văn nghị luận Empty Một số đền văn nghị luận

Bài gửi  Kim Lucifer Sun Mar 10, 2013 9:03 am

Đề 1: Bai thơ Quê hương của tác giả Đỗ Trung Quân có đoạn:
''Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người''
Em hãy giải thích ý nghĩa của những câu thơ trên và nêu rõ vai trò,tác dụng của tình yêu quê hương,đất nước với cuôc sống tâm hồn của mỗi con người.

Bài làm

Đó là bốn câu kết trong bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Đỗ Trung Quân là một nhà thơ trẻ, sinh ra và lớn lên ở miền Nam, cùng thế hệ với tôi. Sau 1975 tôi thường nghe giới sáng tác gọi anh ta là nhà thơ thanh niên xung phong vì nghe đâu anh có đi thanh niên xung phong thì phải.

Trước hết, tạm thời loại bỏ yếu tố thời gian và không gian trong bài thơ để chỉ đọc bài thơ bằng một cảm xúc chủ quan. Bài thơ rất cảm động, mặc dù chỉ bốn câu chót mà tôi vừa trích dẫn được gọi là rất hay còn những đoạn khác, thật ra, chỉ là để dọn đường cho kết luận "Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người" của anh. Thế nào là thơ hay, thế nào là thơ dở cho đến nay vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Mỗi nhà thơ đều có quan niệm riêng của họ về sáng tác và về nghệ thuật. Do đó, mỗi nhà thơ hay mỗi trường phái của những người làm thơ, có một định nghĩa riêng về thơ hay, thơ dở. Hỏi cụ Cao Tiêu thì có thể cụ không trả lời giống như khi hỏi nhà thơ Du Tử Lê.

Theo tôi, thơ hay là thơ phải sống, phải có tâm hồn, phải trong sáng, phải có tư tưởng, có chiều sâu, phải nói lên một cái gì đáng nói. Bốn câu thơ của Đỗ Trung Quân hội đủ điều kiện theo quan điểm riêng của cá nhân tôi. Thơ anh trong bài nầy rất bình dị, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Đọc bốn câu của Đỗ Trung Quân, dù bạn đang làm bất cứ chuyện gì cũng phải dừng lại một chốc lát để suy nghĩ về mẹ, về quê hương, đất nước.

Khi đọc bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của Đỗ Trung Quân lần đầu cách đây khá lâu, tôi xúc động lắm. Tôi ra ngồi một mình trên chiếc ghế đá dọc bờ biển Boston. Trong khoảnh khắc bàng hoàng đó, bài thơ mang tôi đã trở về quê hương. Tôi thấy mình đang đứng nghe tiếng nước vỗ bên chân cầu Vĩnh Điện. Tôi thấy mình đang tinh nghịch ngồi chễm chệ trên cây khế sau vườn. Hồi xưa cây khế sinh trái chua lắm nhưng hôm đó bỗng dưng trở thành ngọt lịm. Tôi thấy mình đang thả diều trên đồi cỏ, giữa rừng sim tím ngắt với cô bạn gái học trò lớp bảy. Không giống như ngày nào tôi là cậu bé rụt rè nhút nhát, hôm ấy tôi bạo dạn hơn nhiều. Hình như tôi còn dám cầm tay cô bé nữa, chỉ có điều tôi vẫn không dám nói những điều tôi hằng muốn nói.

Quê hương tôi đẹp lắm. Sông Thu Bồn, cầu Thủy Tú, bãi Mỹ Khê, hòn Non Nước, núi Ngũ Hành, đèo Hải Vân, động Thiên Thai, phố Hội An, thành Đà Nẵng, v.v... Chao ôi, chỉ cái tên thôi đã nghe rung động lòng người. Và những người con gái của quê hương tôi cũng đẹp hơn con gái của bất cứ một nơi nào mà tôi đã đi qua. Đồng bào tôi sống bằng nghề dệt vải, dệt lụa nên đàn ông con trai thì thường mặc áo quần may bằng vải, gọi là vải nội hóa hay vải ta, và đàn bà con gái thì mặc áo quần may bằng lụa. Một lần ở trường Trần Quý Cáp, Hội An, bọn chúng tôi trai gái cùng đi học về thì chẳng may trời đổ mưa như tát nước. Chiếc áo dài bằng lụa mỏng đã vô tình đồng lõa một cách tội lỗi với cơn mưa để phơi bày thân thể của cô bạn học. Hình ảnh dễ thương tuyệt vời đó đã đọng lại trong thơ tôi:

Em về phố cũ chiều mưa lớn
Vóc ngọc ngà phơi dưới lụa hồng
Ta như giọt nước mùa mưa ấy
Đã cuốn trôi về trăm nhánh sông

(Mưa Phố Hội, thơ Trần Trung Đạo)

Và dĩ nhiên trên chiếc ghế đá bên bờ biển Boston, tôi cũng gặp lại người đàn bà đã mang tôi vào cuộc đời nầy, đã dạy tôi làm thơ và dạy tôi thương yêu nhân loại. Mẹ tôi cười. Mẹ tôi ăn trầu nên khi cười hàm răng của bà đen lánh. Da mặt nhăn nheo theo cuộc đời vất vả của bà nhưng đôi mắt vẫn chứa đầy những tinh anh và hiền dịu. Lâu lắm rồi tôi mới thấy mẹ cười.

Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.

Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười. Câu thơ tôi viết năm nào thay cho lời cầu nguyện mãi tới hôm đó tôi mới biết quả là linh nghiệm vì mẹ tôi đã cười.

Nhớ lại trước ngày ra đi, tôi mướn xích lô từ ngoài cửa sông Sài Gòn chạy về thăm mẹ lần cuối trong cơn mưa tầm tã. Mẹ tôi lấy khăn lau khô mái tóc cô hồn dài gần tới vai của tôi, vừa mắng nhẹ: "Qua đó không biết ai mà nhắc con đi hớt tóc mỗi tháng đây nữa". Tôi thật là tệ. Không nói với mẹ điều gì ngoài ba tiếng "con đi nghe". Chỉ có thế rồi tôi đi. Tôi đi xa quê hương mang tâm trạng của một kẻ bị đuổi xô, khinh rẻ hơn là tâm trạng của một kẻ đang đứng trước một chọn lựa đớn đau đầy luyến tiếc. Tôi không có chọn lựa nào cả, chỉ mong đi cho lẹ, chạy cho xa. Đi không ngoảnh mặt nhìn mẹ lần cuối, không kịp vuốt tóc đứa em đang khóc rưng rức sau nhà. Lẽ ra hôm đó tôi phải ôm hôn giã từ mẹ hay xin một chiếc áo cũ của bà để mỗi đêm trên xứ người còn nghe lại chút hơi ấm thơm tho của lòng mẹ. Tôi đã không làm thế. Để rồi, khi qua đảo Palawan, nhớ mẹ, nhớ em, tôi làm thơ tự hỏi:

Mẹ tôi giờ nầy còn khóc nữa hay không
Hay cố ngủ để chiêm bao giờ hạnh ngộ
Em tôi đứng thập thò trên góc phố
Đợi anh về dù chỉ mới ra đi

Người con gái tôi yêu ở tuổi xuân thì
Có về lại, một lần, thăm phố vắng
Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng ....

(Bài Thơ Tháng Tư, thơ Trần Trung Đạo)

Mười mấy năm sau, những vần thơ của Đỗ Trung Quân đã làm tôi nghĩ về quê hương như là mẹ.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
(Bài Học Đầu Cho Con - Đỗ Trung Quân)

Vâng, Đỗ Trung Quân viết đúng, quê hương mỗi người chỉ một. Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta. Không có quê hương của người quốc gia hay quê hương của người cộng sản. Không có quê hương tư sản hay quê hương vô sản. Quê hương vẫn còn có đó và sẽ mãi mãi còn đó cho ngàn đời sau. Quê hương là mẹ. Trong lòng mẹ không có hận thù, không có xích xiềng, không có lao tù ngăn cách. Mẹ là mẹ của tất cả chúng ta cũng như Việt Nam là quê hương của tất cả chúng ta.

Thế nhưng, tại sao tôi, các bạn và cả hai triệu người Việt khác đều đã bỏ quê hương mà ra đi. Ai cũng có thể trả lời được, chúng ta ra đi vì tự do. Quê hương đẹp và đáng yêu nhưng không thể ở lại. Quê hương thật sự mà chúng ta đang có không phải là quê hương như Đỗ Trung Quân đã viết.

Quê hương không bao giờ đủ nghĩa nếu sống trên một quê hương mà ở đó con người bị đối xử như con vật. Sống trên một quê hương mà ở đó con người không có quyền nói những điều họ muốn nói, hát những bài hát họ yêu thích, viết những dòng thơ họ muốn viết. Hai mươi bảy năm qua, những người Cộng Sản đã mang chiếc áo độc tài vong bản choàng lên thân thể đau thương, ốm o, gầy guộc của mẹ Việt Nam, biến thánh địa của thương yêu thành một ngục tù của thù hận. Đỗ Trung Quân chẳng lẽ không thấy ra điều đó. Phần đầu của bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của Đỗ Trung Quân:

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Mặc dù bài thơ được viết sau 1975 nhưng bối cảnh của bài thơ thuộc về một thời xa xôi trong ký ức của cựu học sinh Petrus Ký Đỗ Trung Quân. Thời còn những đêm trăng tỏ, còn những hoa bí vàng. Thời mà cuộc chiến chưa trở nên ác liệt. Thời mà bộ chính trị đảng CSVN chưa quyết định "giải phóng miền Nam bằng con đường vũ lực". Thời mà Hồ Chí Minh và nhà cầm quyền Hà Nội chưa xua tuổi thơ miền Bắc lên đường đi giết tuổi thơ miền Nam.

Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 làm gì có thời gian để leo lên chùm khế ngọt, để thả con diều biếc, để thảnh thơi đường về rợp bóng vàng bay như Đỗ Trung Quân đã viết. Các em không có đủ thì giờ để làm "kế hoạch nhỏ", để "học tập năm điều bác Hồ dạy" thì lấy đâu thời gian mà nhìn hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 là tuổi thơ của những buổi trưa sắp hàng chờ từng chén cơm thừa canh cặn trong các cửa hàng ăn uống. Tuổi thơ Việt Nam sau 1975 là tuổi thơ của đói khát trên vùng Kinh Tế Mới, là tuổi thơ đứng tiễn đưa cha lên đường đi vào những trại tập trung xa xôi không hẹn ngày về, là tuổi thơ của những ngày lao động đào kinh, đắp đập. Tuổi thơ Việt Nam là đám trẻ đáng thương mà tôi đã gặp ở khu kinh tế mới Đồng Xoài, Bù Đóp, Bù Đăng mà tôi có viết trong bài thơ Những Ngày Ở Lại Sài Gòn:

Những ngày tôi sống ở đây
Tôi đã đi qua những con đường cháy nắng
Những con đường không một bóng cây xanh
Kinh tế mới Đồng Xoài, Bù Đóp, Bù Đăng
Những đứa trẻ mồ côi
Không quần ngồi giữa chợ
Cúi nhặt từng vi cá đuôi tôm

Hỏi cha mẹ em đâu
Em nhìn lên hướng núi
Hỏi về đâu đêm nay
Em nhìn mây không nói
Tôi muốn ôm chặt lấy em
Để nói với em lời tạ tội
Khổ của em là lỗi của chúng anh
Những con chim đầu đàn gãy cánh
Những ngày tôi sống ở đây
Các em tôi ngày hai buổi ôn bài chính trị
Đảng dạy các em phải yêu chân lý
Chân lý là đường đảng đã vạch ra
Đảng dạy các em phải yêu sự thật
Sự thật là gì đảng đã dạy ta
Hai buổi sáng chiều tiếng trẻ ê a
Các em tôi học để thành người Cộng Sản
Ôi tâm hồn các em
Những tâm hồn buổi sáng
Đẹp vô cùng như những giọt sương mai
Những con bướm vàng đang nhởn nhơ bay
Chúng cố biến các em thành sâu bọ
Trên cổ các em những chiếc khăn quàng đỏ
Em hiểu nghĩa gì không: là máu của đồng bào
Có một ngày em sẽ biết tại sao
Em sẽ biết thế nào là gian dối
Em sẽ hiểu thế nào là phản bội
Những ngày tôi sống ở đây
Tôi đã đi qua những dòng sông nước đục
Sông Bạch Đằng
Cầu Ông Lãnh
Bến Chương Dương
Những thiếu nữ Việt Nam
Tuổi mới độ mười lăm
Đứng bên đường đợi khách
Hát vu vơ những lời than trách
Vẫn thấy vô tư như tuổi học trò
Mai các anh về xây lại tự do
Ta sẽ biến những trại tập trung
Trở thành trường học
Đứng nhìn các em sắp hàng vào lớp
Sẽ không bao giờ trễ lắm đâu em
Đời các em vẫn một màu xanh
Sẽ mãi đẹp như những tờ lụa trắng.....
(Những Ngày Ở Lại Sài Gòn - Trần Trung Đạo)

Quê hương là mẹ.Vâng. Nhưng chỉ có mẹ thôi thì cũng không đủ nhân tố để làm nên một cuộc đời khác, không đủ yếu tố để tạo nên hạnh phúc. Mẹ có đó còn cha thì đâu. Theo tôi, cha chính là Tự Do. Cha quan trọng, cha đáng yêu và đáng thương như con gà trống ốm trong thơ Trần Hoài Thư khi anh viết về cha của anh:

Bao năm sau, tôi cũng đành bỏ Huế
Con gà kia, già quá, sao cam
Chiếc áo lương đen, chiếc áo thọ đường
Chiếc áo xám, chiếc dù đen, đã mất
Tháng ba, ba xa, nằm trong lòng đất
Tháng tư tôi lên đồi núi gào kêu
Quê người đây, mây lũng nặng ban chiều
Tôi ôm mặt biết thêm đời mất mát.
(Giữ chút mong manh, Thơ Trần Hoài Thư)

Tôi đã ***** đi tìm cha. Hai triệu người Việt Nam cũng đã ***** đi tìm cha. Tiếng gọi của cha hay sự thôi thúc của tự do đã làm bao nhiêu triệu con người trên thế giới đã và đang sẵn sàng để chết vì hai chữ thiêng liêng đó. Chúng tôi theo cha nhưng không quên mẹ, sẽ không bao giờ quên mẹ. Chúng tôi đi nhưng nguyện sẽ trở về với mẹ. Ngày nào mẹ có cha, như quê hương có tự do, thì quê hương mới thật sự là một nơi để sống và để chết. Có quê hương mà không có tự do giống như có mẹ mà không có cha như ông bà ta thường nói "Con không cha như nhà không nóc". Nghĩ như thế, cơn xúc động vì bài thơ của Đỗ Trung Quân bỗng dưng lắng xuống. Tôi đứng dậy, rời chiếc ghế đá, để tiếp tục hành trình mình đã và đang đi.

Đề 2 : Giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học 1 sàng khôn"

b1
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

b2:

Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.

b3:

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

ĐỀ 3 Chứng minh dân tộc Việt Nam luôn sống theo đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" "Ăn quả nhơ s kẻ trồng cây"
Dàn
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả.
- Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
c. Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
- Những ngày:
+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
+ Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
- Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa".
Bài làm
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Kim Lucifer
Kim Lucifer
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 40
Join date : 02/09/2012
Age : 23
Đến từ : Hải Phòng

https://www.facebook.com/KimLucifer

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết